" Đừng đứng một chỗ rồi sợhãi – Cứ đi sẽ có đường – Never Stop Action "

Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây

Tác giả: Hà Duyệt Phi, Vương Lợi Kiệt

Từ xa xưa, trái cây – loại thực phẩm rất dồi dào ở Việt Nam – đã được các thầy thuốc sử dụng làm thuốc. Trong trái cây tươi có nhiều thành phần rất cần thiết cho cơ thể như vitamin, hợp chất carbon, protein, lipid, cenlulose, chất khoáng… Khi được dùng chữa bệnh, nó chẳng những ít gây tác dụng phụ như tân dược mà còn có thể làm cân bằng sinh lý cơ thể, lại ngon miệng nữa

Tuy nhiên, việc dùng loại thực phẩm này cũng phải có khoa học vì có những bệnh kiêng dùng một số trái cây. Cuốn Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây do Hà Duyệt Phi, Vương Lợi Kiệt biên soạn (Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành năm 1999) sẽ trình bày tác dụng của từng loại quả và các bài thuốc cụ thể.

Phần 1: Đặc tính và cách sử dụng trái cây chữa bệnh

1. Quả lê – chuyện xưa và nay

2. Bài thuốc hay chữa bệnh bằng chuối tiêu

3. Quýt: Từ quả đến lá đều là vị thuốc hay

4. Bí mật chữa bệnh của quả dứa

5. Dưa hấu – chúa tể của các loài dưa trong mùa hè

6. Quả vải

7. Quả trám chua

8. Tác dụng chữa bệnh của anh đào

9. Thảo mai: ích thọ kiện vị

10. Quả dừa bổ tim, lợi tiểu

11. Quả quất: Làm dễ tiêu, tan đờm

12. Mía: Thang thuốc phục mạch trong thiên nhiên

13. Quả đào trường thọ

14. Quả ngân hạnh chữa ho hen, đái són

15. Quả dâu dưỡng huyết an thần

16. Củ ấu thanh nhiệt, kiện tỳ

17. Long nhãn bổ huyết, ích trí

18. Đu đủ chữa đau dạ dày

19. Quả nho – viên ngọc trong suốt

20. Giá trị chữa bệnh của bưởi

21. Táo tàu bổ huyết, kiện tỳ

22. Quả hồng bổ hư, cầm máu

23. Chanh – trái cây làm đẹp

24. Quả cau giáng khí, trị giun

25. Sung, vả: Lợi hầu họng, bổ dạ dày, chữa kiết lỵ

26. Mã thầy giải nhiệt, lợi tiêu hóa

27. Hạnh nhân trị ho hen, nhuận tràng, thông đại tiện

28. Quả phật thủ – vị thuốc nhiều tác dụng

29. Quả mơ sinh tân dịch, giải khát

30. Quả mận sinh tân dịch, tiêu thức ăn

 

Phần 2: Các bài thuốc bằng trái cây

I. Chữa bệnh nội khoa

1. Chữa ho

2. Cao huyết áp

3. Bệnh viêm gan virus, viêm gan vàng da (hoàng đản), xơ gan

4. Bệnh viêm gan virus, viêm gan vàng da (hoàng đản), xơ gan

5. Đau bụng

6. Tiêu chảy

7. Nôn mửa

8. Nấc

9. Sốt rét

10. Kiết lỵ

11. Bệnh sởi

12. Viêm não Nhật Bản B

13. Đau dây thần kinh, đau ngực

14. Bệnh tim mạch

15. Ho khạc ra máu

16. Viêm phổi

17. Lao phổi

18. Viêm phế quản

19. Hen

20. Chữa cảm mạo, cảm cúm

21. Chữa cảm nắng, cảm nóng

22. Đầy bụng, khó tiêu

23. Viêm dạ dày, ruột cấp tính

24. Viêm loét đường ruột, nôn ra máu

25. Táo bón

26. Váng đầu chóng mặt

27. Phong thấp, viêm khớp, dạng phong thấp

28. Nhức đầu, đau nửa đầu

29. Trúng phong

30. Ra mồ hôi trộm, nhiều mồ hôi

31. Bệnh đường tiết niệu

32. Thiếu máu

33. Bệnh đái tháo đường

34. Tuyến giáp trạng sưng to

35. Ngộ độc thức ăn

36. Bệnh ký sinh trùng

 

II.  Bệnh nhi khoa

1. Viêm rốn

2. Viêm niêm mạc miệng lưỡi

3. Cam tích

4. Nôn

5. Còi xương

6. Sốt phát ban

7. Bại liệt

8. Đái dắt

9. Rôm sảy

 

III. Bệnh phụ khoa

1. Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh

2. Buồn nôn khi có thai

3. Sẩy thai nhiều lần và một số bệnh liên quan

4. Vô sinh

5. Viêm tuyến sữa cấp tính

6. Viêm âm đạo

7. Khí hư

8. Viêm cổ tử cung

9. Băng huyết

10. Sa dạ con

11. Lạnh âm hộ

 

IV. Bệnh da liễu

1. Ghẻ lở, lên đinh, mụn nhọt

2. U cục dưới da

3. Ra nhiều mồ hôi

4. Mẩn da dạng thấp

5. Viêm da do thần kinh

6. Viêm da do dị ứng

7. Nẻ da do lạnh

8. Chân tay nứt nẻ

9. Nấm, hắc lào

10. Nổi mề đay

11. Mụn nước thành mảng

12. Trứng cá

13. Tàn nhang

 

V. Bênh Về Răng Miệng

1. Đau răng

2. Viêm loét xoang miệng

3. Lở mép

4. Hôi miệng

5. Chảy máu chân răng

 

VI. Bệnh mắt

1. Đau mắt hột viêm tấy

2. Viêm mí mắt

3. Màng mộng mắt

4. Chảy nước mắt

5. Viêm kết mạc cấp tính

6.  Quáng gà

7. Nhãn áp tăng

 

VII. Bệnh tai mũi họng

1. Viêm tai giữa cấp tính

2. Viêm mũi

3. Chảy máu cam

4. Viêm amiđan

5. Viêm họng

6. Khản tiếng

 

VIII. Bệnh ung thư

1. Bài thuốc chữa khối u thông dụng

2. Bài thuốc bổ trợ khi chữa trị khối u bằng hóa chất hoặc chiếu tia cô ban

3. Khối u dạ dày

4. Ung thư vú

5. Ung thư thực quản

6.  Ung thư da

7. Ung thư gan

8. Ung thư phổi

9. Ung thư bàng quang

10. Ung thư vòm họng

 

IX. CÁC BÀI THUỐC KHÁC

1. Viêm túi mật, sỏi mật, sỏi đường tiết niệu

2. Hạch cổ lim-pha

3. Sa nang

4. Trĩ nội, trĩ ngoại

5. Bỏng

6. Chấn thương

7. Đau lưng và tứ chi

 

X. Làm đẹp

1. Dưỡng da

2. Làm đẹp tóc

CỔ PHIẾU THỰC CHIẾN: FOXSIGNAL.COM

Làm đẹp tóc

Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây- Hà Duyệt Phi, Vương Lợi Kiệt

Làm đẹp tóc

Bài 1

Thành phần: Vừng 2 gam, chè khô 3 gam.

Cách chế: Vừng sao vàng, đổ nước nấu cùng với chè khô.

Công hiệu: Dùng cho người bị khô tóc.

Cách dùng: Uống nước, nhai ăn vừng cùng lá chè.

Bài 2

Thành phần: Qủa dâu tươi 100 gam, rượu trắng 0,5 lít.

Cách chế: Dâu rửa sạch, giã nát, bọc trong túi vải xô đem ngâm rượu, đậy nút kín, sau 3 ngày có thể dùng được.

Công hiệu: Chữa tóc bạc sớm.

Cách dùng: Mỗi lần uống một chén nhỏ, ngày uống 2-3 lần.

Bài 3

Thành phần: Thạch lựu 2 qủa.

Cách chế: Rửa sạch, giã nát cả vỏ cả hạt.

Công hiệu: Chữa tóc bạc sớm, làm tóc đen lại.

Cách dùng: Bôi vào chỗ tóc bạc, mỗi ngày 2-3 lần.

Bài 4

Thành phần: Hạt ngô đồng 100 gam.

Cách chế: Đem giã nát lấy nước.

Công hiệu: Chữa tóc bạc sớm.

Cách dùng: Bôi chân tóc, sẽ mọc tóc đen.

Bài 5

Thành phần: Qủa dâu, sinh địa mỗi thứ 30 gam, đường trắng 15 gam.

Cách chế: Giã nát, trộn đều 3 thứ trên.

Công hiệu: Chữa tóc bạc sớm.

Cách dùng: Mỗi lần uống 3-5 gam, ngày 2-3 lần.

Bài 6

Thành phần: Qủa dâu, câu kỷ tử mỗi loại 15 gam, ô mai 10 gam.

Cách chế: Đem sắc kỹ.

Công hiệu: Chữa bạc tóc sớm.

Cách dùng: Uống mỗi ngày 1-2 lần.

Bài 7

Thành phần: Câu kỷ 15 gam, hà thủ ô 15 gam.

Cách chế: Pha nước sôi như pha chè.

Công hiệu: Chữa tóc bạc sớm.

Cách dùng: Uống thay nước chè hàng ngày.

Bài 8

Thành phần: Dưa hồng 60 gam, gừng 20 gam.

Cách chế: Đem giã nát hai thứ trên.

Công hiệu: Chữa rụng tóc từng mảng.

Cách dùng: Đắp vào chỗ tóc rụng, ngày 1 lần.

Bài 9

Thành phần: Câu kỷ tử 15 gam, hoa cúc 10 gam, sinh địa 20 gam.

Cách chế: Đem sắc kỹ.

Công hiệu: Có tác dụng nhất định chống rụng tóc.

Cách dùng: Uống ngày 2 lần.

Bài 10

Thành phần: Hạt bưởi 15 gam.

Cách chế: Đổ nước sôi ngâm hạt.

Công hiệu: Dùng cho người bị xơ tóc, rụng tóc.

Cách dùng: Bôi mỗi ngày 2 lần.

Hết

CỔ PHIẾU THỰC CHIẾN: FOXSIGNAL.COM

Dưỡng da

Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây – Hà Duyệt Phi, Vương Lợi Kiệt

Phần 2: Các bài thuốc bằng trái cây

10. Làm đẹp

1. Dưỡng da

Bài 1

Thành phần: Hạnh nhân 15 gam, lòng trắng trứng gà 1 qủa.

Cách chế: Hạnh nhân đem giã nhỏ, hòa đều với lòng trắng trứng gà.

Công hiệu: Dưỡng da mặt.

Cách dùng: Xoa trên mặt vào buổi tối, sáng sớm rửa sạch bằng nước ấm.

Bài 2

Thành phần: Táo tây 2 qủa, sữa bò vừa đủ dùng.

Cách chế: Táo tây đem ép lấy nước, hòa với sữa bò theo tỷ lệ 1:2.

Công hiệu: Dưỡng da mặt.

Cách dùng: Rửa mặt vào sáng sớm và buổi tối.

Bài 3

Thành phần: Đu đủ 90 gam, hạnh nhân 30 gam, mỡ lợn 30 gam.

Cách chế: Đu đủ đem gọt vỏ, cùng giã nát, trộn đều với hạnh nhân, mỡ lợn.

Công hiệu: Dưỡng da mặt.

Cách dùng: Bôi mặt mỗi buổi tối, sáng hôm sau rửa sạch.

Bài 4

Thành phần: Vỏ cam hoặc vỏ chanh, mỗi loại 20 gam.

Cách chế: Rửa sạch, ngâm nước sôi.

Công hiệu: Có tác dụng dưỡng da mặt, làm mịn da, đặc biệt đối với người da bị thô.

Cách dùng: Uống thường xuyên thay nước chè.

Bài 5

Thành phần: Chanh 1 qủa, rượu trắng một ít.

Cách chế: Chanh thái lát mỏng, ngâm trong rượu 1 đêm.

Công hiệu: Dưỡng da mặt.

Cách dùng: Đắp miếng chanh lên mặt, 15 phút sau rửa sạch.

Bài 6

Thành phần: Trám chua tươi vải qủa.

Cách chế: Bỏ hạt lấy cùi.

Công hiệu: Dưỡng da mặt, có hiệu qủa khá tốt chữa rộp da khi dãi nắng.

Cách dùng: Lấy miếng trám bôi xoa trên da.

Bài 7

Thành phần: Nước chanh 5 giọt, lòng trắng trứng một ít.

Cách chế: Trộn đều 2 thứ trên.

Công hiệu: Làm hết tàn nhang, dưỡng da mặt.

Cách dùng: Bôi mặt, sau 15-20 phút rửa sạch.

CỔ PHIẾU THỰC CHIẾN: FOXSIGNAL.COM

Đau lưng và tứ chi

Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây – Hà Duyệt Phi, Vương Lợi Kiệt

Phần 2: Các bài thuốc bằng trái cây

9…

7. Đau lưng và tứ chi

Bài 1

Thành phần: Sơn tra, cùi nhãn mỗi thứ 250 gam, táo tàu và đường đỏ mỗi thứ 30 gam, rượu gạo 1 lít.

Cách chế: Ngâm các thứ vào rượu trong 10 ngày (hàng ngày lắc bình rượu 1 lần).

Công hiệu: Chữa đau lưng mỏi gối ở người già.

Cách dùng: Uống 30-60 ml trước khi đi ngủ hàng ngày.

Bài 2

Thành phần: Vỏ quýt 15 gam, bát giác hồi hương 10 gam, rượu Thiệu vương (hoàng tửu) một ít.

Cách chế: Cho vỏ quýt, hồi hương vào ấm, đổ nước đun sôi.

Công hiệu: Chữa đau lưng.

Cách dùng: Uống rượu để dẫn nhiệt sau đó uống thuốc. Mỗi ngày 2 lần.

Bài 3

Thành phần: Nhân hạch đào 100 gam, gừng tươi 15 gam, đường đỏ một ít, nước rượu vừa đủ.

Cách chế: Nếu nhân đào với gừng, sau đó tra đường đỏ.

Công hiệu: Chữa đau lưng do phong thấp.

Cách dùng: Uống rượu để dẫn thuốc (uống sau bữa ăn tốt hơn). Ngày 1-2 lần.

Bài 4

Thành phần: Anh đào 1kg, rượu 0,5 lít.

Cách chế: Anh đào rửa sạch, phơi khô trong bóng râm, sau đó đem ngâm rượu.

Công hiệu: Chữa đau lưng gối do phong thấp.

Cách dùng: Uống thường xuyên hàng ngày.

Bài 5

Thành phần: Đu đủ xanh khô 15 gam, tô mộc 10 gam.

Cách chế: Đem sắc kỹ.

Công hiệu: Chủ trị đau lưng mạn tính.

Cách dùng: Uống mỗi ngày 2-3 lần.

Bài 6

Thành phần: Đu đủ xanh khô 30 gam, xa tiền tử 30 gam (bọc trong vải), gừng 10 gam.

Cách chế: Đem sắc kỹ.

Công hiệu: Điều trị đau thắt lưng mạn tính.

Cách dùng: Uống mỗi ngày 2 lần.

Bài 7

Thành phần: Đu đủ xanh khô 30 gam, gừng 6 gam, kê huyết đằng 30 gam.

Cách chế: Đem sắc kỹ.

Công hiệu: Chữa viêm khớp vai.

Cách dùng: Uống mỗi ngày 2 lần.

Bài 8

Thành phần: Vỏ dừa 0,5 kg, rượu 0,5 lít.

Cách chế: Đem vỏ dừa sao chín ngâm rượu.

Công hiệu: Chủ trị viêm khớp vai.

Cách dùng: Mỗi ngày uống 10 gam.

CỔ PHIẾU THỰC CHIẾN: FOXSIGNAL.COM

Chấn thương

Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây – Hà Duyệt Phi, Vương Lợi Kiệt

Phần 2: Các bài thuốc bằng trái cây

9…

6. Chấn thương

Bài 1

Thành phần: Lá khế tươi 1 nắm.

Cách chế: Đem giã nát.

Công hiệu: Chữa chấn thương sưng đau.

Cách dùng: Đem đắp lá khế giã vào chỗ đau.

Bài 2

Thành phần: Hạnh nhân 10 gam, đào nhân 5 gam, nguyên hồ 15 gam, cam thảo 6 gam.

Cách chế: Đem sắc kỹ.

Công hiệu: Chữa bong gân.

Cách dùng: Uống thuốc đã sắc.

Bài 3

Thành phần: Đu đủ 15 gam, ngũ gia bì 12 gam, rượu Thiệu Hưng một ít.

Cách chế: Nghiền nhỏ đu đủ và ngũ gia bì.

Công hiệu: Chữa ngã đau, đau lưng, đau chân.

Cách dùng: Mỗi lần uống 6 gam hòa với rượu hâm nóng, ngày 2 lần.

Bài 4

Thành phần: Hạt vải 60 gam, pháo sơn giáp 15 gam, rượu Thiệu Hưng một ít.

Cách chế: Đem tán thành bột.

Công hiệu: Chữa chấn thương cấp tính ở vùng thắt lưng.

Cách dùng: Mỗi lần uống 9 gam hòa với rượu hâm nóng, ngày 2 lần.

Bài 5

Thành phần: Vỏ bưởi 60 gam.

Cách chế: Đốt tồn tính, tán thành bột.

Công hiệu: Điều trị chấn thương chảy máu.

Cách dùng: Đắp thuốc vào vết thương.

Bài 6

Thành phần: Hạt vải, hạt nhãn với số lượng bằng nhau.

Cách chế: Tán thành bột.

Công hiệu: Điều trị vết thương chảy máu.

Cách dùng: Đắp thuốc vào vết thương.

Bài 7

Thành phần: Hồng táo 10 qủa, tùng hương 30 gam, thạch cao chín 60 gam.

Cách chế: Táo bỏ hạt, sao đen, tán bột cùng với tùng hương và thạch cao.

Công hiệu: Điều trị vết thương chảy máu.

Cách dùng: Đắp vào vết thương, băng lại.

Bài 8

Thành phần: Hồ đào nhân 60 gam, đường đỏ 30 gam, rượu Thiệu Hưng 30 ml.

Cách chế: Cho nhân đào, rượu đun chín.

Công hiệu: Chứa chấn thương cấp tính vùng thắt lưng.

Cách dùng: Hòa với đường đỏ uống trước khi ngủ.

CỔ PHIẾU THỰC CHIẾN: FOXSIGNAL.COM

Xem Tiếp Trang Sau »